Danh Mục Nội Dung:
A. Danh Sách Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Đáng Mua Nhất 2021
B. Lợi Ích Của Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Đối Với Trẻ Em
C. Những Lưu Ý Khi Chọn Đồ Chơi Nấu Ăn Cho Bé
A. Danh Sách Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Đáng Mua Nhất 2021:
1. Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Mini:
Là bộ đồ chơi nấu ăn hoàn chỉnh với kích thước từ nhỏ – trung bình (khoảng tối đa 30cm mỗi chiều). Đồ chơi nấu ăn mini cũng có nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau, bao gồm: đầy đủ nguyên liệu (rau củ, thịt cá, gia vị…), dụng cụ nấu bếp (nồi, chảo, thìa, kẹp, bếp…), các hiệu ứng giả khi nấu bếp (lửa, âm thanh, hơi nước….) và tủ bếp. Phù hợp với không gian chơi nhỏ hẹp.
(Lưu ý: những bộ đồ chơi nấu ăn mini thường có kích thước nhỏ, nên phụ huynh cần kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi mua, để tránh nhận sản phẩm không đúng như kỳ vọng).
Đồ Chơi Nấu Ăn Funny Cook | Đồ Chơi Mini Nấu Ăn Thật | Nấu Ăn Mini Bằng INOX |
< 52,000 VNĐ | < 1,500,000 VNĐ | < 90,000 VNĐ |
4.9 / 5 (312+ Đánh Giá) | 5 / 5 (3+ Đánh Giá) | 4.9 / 5 (184+ Đánh Giá) |
26 x 10.5 x 23.5 (cm) | Có Thể Nấu Ăn Thật | Có Thể Nấu Ăn Thật |
1-5 Tuổi | 3+ Tuổi | 3+ Tuổi |
CLICK ĐỂ XEM | CLICK ĐỂ XEM | CLICK ĐỂ XEM |
2. Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn 36 Món:
Là set đồ chơi nấu ăn gồm 36 chi tiết, đầy đủ các dụng cụ nấu nướng như bếp, vỉ nướng, nồi, chảo, chén, ly tách … với độ tinh xảo cao. Loại này thường có kích thước đa dạng, có thể các chi tiết sẽ có kích thước nhỏ hoặc to (hiếm hơn). Đối với loại đồ chơi nấu ăn 36 món, bếp thường sẽ sử dụng được pin, với hiệu ứng âm thanh và khói, lửa, giúp con trải nghiệm cảm giác nấu ăn thực sự với chi phí hợp lí.
36 Món Có Bếp | 36 Món Bếp Dùng Pin | Bếp Dùng Pin Có Âm Thanh |
< 350,000 VNĐ | < 165,000 VNĐ | < 263,000 VNĐ |
4.9 / 5 (2,300+ Đánh Giá) | 4.9 / 5 (99+ Đánh Giá) | 5 / 5 (2+ Đánh Giá) |
Nhựa an toàn | 28 x 18 x 23.5 (cm) | Chi tiết to đẹp |
3+ Tuổi | 3+ Tuổi | 3+ Tuổi |
CLICK ĐỂ XEM | CLICK ĐỂ XEM | CLICK ĐỂ XEM |
B. Lợi Ích Của Bộ Đồ Chơi Nấu Ăn Đối Với Trẻ Em:
Nói về sự phát triển trí tuệ và nhân cách của bé, một yếu tố thực sự quan trọng đóng góp vào quá trình này là việc chơi những trò chơi, đồ chơi thuộc thể loại đóng giả và nhập vai (trong số đó, đồ chơi nấu ăn luôn là lựa chọn số 1 của các bé gái).
Vậy đồ chơi nấu ăn đem lại những ích lợi gì cho bé?
Một lợi ích dễ nhận thấy nhất, đó là chúng sẽ giữ cho các bé bận rộn khi bố mẹ đang bận bịu công việc. Quan trọng hơn, khi giả vờ chơi nấu ăn (sử dụng bộ đồ chơi nấu ăn chuyên dụng) các bé thực sự được rèn luyện một số kĩ năng xã hội quan trọng như:
1. Kỹ năng làm việc theo hướng dẫn:
Bố mẹ có để ý rằng khi thấy bố mẹ nấu ăn, các bé thường liên tục đặt ra các câu hỏi:
- Đây là gì?
- Vì sao phải cho thứ này vào trước, thứ này vào sau?
- Tại sao rắc lọ này vào mà không phải lọ kia?
- …
Thông qua việc chơi nấu ăn, bố mẹ có thể giải thích cho các bé rằng làm theo những hướng dẫn & quy trình là cần thiết để nấu ra được những món ăn ngon. Và mặc dù không thật sự tạo ra món ăn, nhưng nhiều bộ nấu ăn chơi được thiết kế kèm tờ hướng dẫn và công thức nấu ăn, qua đó giúp con hình dung được toàn bộ quy trình từ các bước chi tiết đến thành quả cuối cùng.
2. Kỹ năng Đọc, Đếm và Tính Toán:
Khi nấu ăn, các bé cần phải cân đo đong đếm các thành phần (ví dụ: đếm số quả trứng, đong 1 ly nước, …), là những bài học đầu đời cho bé về toán học. Các phép cộng, trừ và chia đơn giản cũng được bé tiếp thu và thực hành khi làm bánh quy, bánh pizza, bánh nướng, … theo một cách vô cùng lý thú và mới lạ. Những kiến thức và kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển tiếp lên giáo dục mầm non, và sau đó là tiểu học của các bé.
3. Sự Khéo Léo và kỹ năng Vận Động Tinh:
Khi chơi đồ chơi nấu ăn, các bé cần kết hợp rất nhiều hoạt động và kỹ năng khác nhau, từ: cân, đo, phân loại, đổ, căn chỉnh, giữ vị trí … khá tương đồng với hoạt động nấu nướng của người lớn trong căn bếp thật sự. Qua đó, các bé tự nhiên được luyện tập thành thục những kỹ năng này, đặc biệt rất có lợi cho những bé mạnh về vận động thô nhưng chưa giỏi về vận động tinh.
4. Kỹ năng sử dụng đúng vật dụng trong ăn uống:
Sau khi chơi nấu ăn, thường các bé sẽ kết thúc bằng một bữa ăn giả vờ. Lúc này, các bé có suy nghĩ rằng chúng đã bỏ ra công sức nấu lên những món ăn ngon tuyệt vời, tại sao không tận hưởng thành quả nhỉ! Và đây là thời điểm vàng để dạy cho bé cách sử dụng đúng những dụng cụ dùng cho ăn uống (dao, thìa, nĩa, đũa, bát, đĩa, …), chẳng hạn: dùng chúng như thế nào, dùng dụng cụ nào cho đồ ăn nào, … Nhìn rộng ra, đây còn là sự luyện tập về vận động tinh, nhận thức và phối hợp tay-mắt cho bé.
5. Bài học quan trọng: “Kiên Nhẫn và Chăm Chỉ sẽ được tưởng thưởng”
Thường ngày khi đói, các bé sẽ có nhu cầu muốn ăn ngay lập tức. Thông qua việc chơi đồ chơi nấu ăn giúp bé nhận thức rằng muốn được ăn phải làm việc trước (nấu ăn). Quá trình nấu ăn lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chỉ làm từng bước theo hướng dẫn, do đó đây là cách giáo dục tuyệt vời cho bé về bài học cuộc sống quan trọng này.
6. Gắn kết gia đình:
Chơi đồ chơi nói chung, và chơi nấu ăn nói riêng là dịp để tất cả thành viên trong gia đình (đặc biệt là bố mẹ) cùng tham gia chơi với bé, cùng giao tiếp và cùng hỗ trợ nhau trong trò chơi. Từ đó giúp gắn kết tình cảm gia đình và tập cho bé những kỹ năng quản lý cảm xúc và làm việc nhóm hiệu quả.
C. Những lưu ý khi chọn đồ chơi nấu ăn cho bé
Các sản phẩm đồ chơi nấu ăn hiện nay trên thị trường rất đa dạng về chất liệu (nhựa, gỗ, inox….), đặc tính (có âm thanh, có nước chảy, có hơi nước, khói…), kích thước & độ phức tạp (từ vài chục chi tiết đến hàng trăm chi tiết), độ tinh xảo (cơ bản, thủ công hoặc được thiết kế tinh xảo với kỹ thuật cao). Do vậy, phụ huynh cần lưu ý các yếu tố sau đây khi tìm mua đồ chơi nấu ăn cho con:
1. Tính An Toàn:
Sản phẩm nên có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, không chứa các thành phần độc hại (vì con sẽ tiếp xúc với đồ chơi trong một thời gian dài). Đặc biệt khi các bé tự chơi và không có sự giám sát của người lớn, các bé có thể cho đồ chơi vào miệng hoặc tiếp xúc với mắt, mũi, nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe là lưu ý hàng đầu.
Ngoài ra, sản phẩm nên không có góc nhọn, phải bền, khó bể vỡ nhằm đảm bảo an toàn khi chơi. Thêm vào đó, với các bé ở độ tuổi nhỏ, ba mẹ cân nhắc không nên mua các sản phẩm có chi tiết nhỏ, nhằm tránh việc con vô tình nuốt phải gây hóc và tắc đường thở rất nguy hiểm.
2. Kích Thước:
Nên lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp với không gian chơi của con. Nếu không gian chơi rộng rãi thì các sản phẩm có kích thước trung bình hoặc lớn đều phù hợp. Ngược lại, trong một không gian chật hẹp, ba mẹ nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm nhỏ gọn, ít cồng kềnh, ít chi tiết.
3. Chất Liệu:
Nên lựa chọn sản phẩm có trọng lượng nhẹ hoặc vừa phải, tránh lựa chọn đồ chơi quá nặng so với sức cầm của con, từ đó làm giảm sự hứng thú và yêu thích của con đối với món đồ chơi.
4. Tính Thẩm Mỹ:
Nên lưu tâm đến các sản phẩm có thiết kế chỉn chu, màu sắc rõ ràng, tươi sáng, giúp hình thành và phát triển thẩm mỹ của con.