Danh Mục Nội Dung:
- Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Dưới 1 Tuổi
- Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 1-3 Tuổi
- Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 3-5 Tuổi
- Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 6-10 Tuổi
1. Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Dưới 1 Tuổi:
a. Về sự phát triển của bé và vai trò của đồ chơi trong giai đoạn này:
Việc chơi đồ chơi trong những năm đầu đời của bé chủ yếu dành cho mục tiêu khám phá thế giới. Các bé sẽ sử dụng cả 5 giác quan để học hỏi những điều lý thú xung quanh mình.
Vật này cứng hay mềm? Nếu ném vật này xuống đất thì sao? Nếu cho vật này vào miệng thì sao? Hầu hết cách chơi ban đầu của các bé là “nếm” hoặc cho đồ vật vào miệng, lắc, đập và ném chúng.
Khi các bé dần phát triển những kĩ năng về di chuyển và giữ thăng bằng, việc chơi đồ chơi trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi phối hợp nhiều kĩ năng hơn. Cụ thể như sau:
- 4 tháng tuổi: bé có thể cầm nắm đồ chơi, ví dụ: trống lắc
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: bé có thể chuyền đồ chơi qua lại giữa 2 tay
- Từ 9 tháng tuổi: bé có thể nhặt và cầm nắm các đồ chơi nhỏ hơn, ví dụ: các khối lắp ghép nhỏ, đơn giản.
b. Danh sách các loại đồ chơi do Luddum giới thiệu (bé dưới 1 tuổi):
Đồ Treo Cũi (Nursery Mobile) | Gương (Mirror) | Tháp Xếp (Ring Stack) | Đồ Kéo-Đẩy (Push-Pull Toys) |
Treo Nôi Vải Nỉ (Handmade) | Thú Bông Có Gương | Tháp Gỗ Vinatoys | Nhập Khẩu Từ Nhật Bản |
Dưới 150,000 VNĐ | Dưới 300,000 VNĐ | Dưới 50,000 VNĐ | 160,000 VNĐ |
XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM |
- Đồ Chơi Treo Cũi (Nursery Mobile): Đồ chơi được treo trên cũi/nôi và di chuyển trên đầu của bé. Khi bé nằm cũi/nôi sẽ thấy đồ chơi di chuyển liên tục, giúp kích thích Thị Giác và phát triển khả năng Tập Trung.
- Đồ Chơi Có Gương (Mirror): Khởi đầu, bé sẽ thích thú khi nhìn thấy khuôn mặt và những biểu cảm nhìn từ gương. Qua thời gian, bé dần nhận ra những hình ảnh đó thật ra chỉ là phản chiếu. Khi điều này xảy ra, bé ý thức được sự hiện diện của bản thân (tự khám phá bản thân) khi được tìm hiểu về những phần của cơ thể mình.
- Đồ Chơi Tháp Xếp (Ring Stack): Loại đồ chơi này yêu cầu bé phải xếp những vòng tròn (với màu sắc và kích thước khác nhau) vào cột theo đúng thứ tự. Bé thích thú với việc được cầm nắm những vòng tròn. Sau đó bé phát triển kĩ năng của ngón tay khi lắp chúng vào cột. Các bé lớn hơn còn được học về màu sắc và con số khi chơi.
- Đồ Chơi Kéo – Đẩy (Push – Pull Toys): Loại đồ chơi này giúp cho sự thăng bằng và phát triển các nhóm cơ lớn hơn. Bé càng kéo và đẩy nhiều, bé càng luyện tập phần cơ cần thiết giúp cho kĩ năng đi lại và chạy sau này. Về sau, ở độ tuổi biết đi, trò chơi này còn giúp bé điều khiển tốc độ của mình.
2. Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 1-3 Tuổi:
a. Về sự phát triển của bé và vai trò của đồ chơi trong giai đoạn này:
Đối với trẻ đã chập chững biết đi (thường từ 1 tuổi trở lên), các bé hầu hết đã nhận thức được chức năng của các đồ vật. Ví dụ: Các bé biết ráp những hình khối đơn giản, bập bẹ giả bộ nói chuyện vào điện thoại đồ chơi, hoặc giả bộ uống nước trong các ly nhựa.
Ở giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện khái niệm “chơi giả bộ” đối với trẻ em, và đây được xem là giai đoạn nền khá quan trọng cho việc phát triển những kỹ năng chơi khác về sau.
Một điểm đáng chú ý nữa là bạn sẽ thấy rất nhiều hành vi lặp đi lặp lại, như 1 cách để các bé luyện tập kĩ năng mới và điều khiển môi trường xung quanh mình. Do vậy việc lựa chọn 1 món đồ chơi thông minh phù hợp cho bé ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng.
b. Danh sách các loại đồ chơi do Luddum giới thiệu (cho bé từ 1-3 tuổi):
Bóng (Balls) | Ghép Hình (Shape-Sorting) | Đồ Cơ Khí (Mechanical) | Đồ Đóng Vai (Role-Play) |
Bóng Cao Su | Bảng Gỗ Tự Nhiên | Cầu Trượt Moony | Valy Bác Sĩ |
65,000 VNĐ | Dưới 55,000 VNĐ | Dưới 160,000 VNĐ | Dưới 80,000 VNĐ |
XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM |
- Bóng (Balls): Loại đồ chơi đơn giản, truyền thống nhưng giúp rèn luyện được rất nhiều kỹ năng vận động, phối hợp tay-mắt, và sự khéo léo cho bé.
- Đồ Chơi Xếp/Ghép Hình (Shape – Sorting Toys): Bao gồm: các loại đồ chơi xếp hình & khối gỗ đơn giản. Những đồ chơi loại này giúp rèn luyện sự phối hợp tay-mắt và kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Đồ Chơi Cơ Khí (Mechanical Toys): Là các hộp đồ chơi bằng gỗ, với nút vặn, khuy cài, đòn bẩy, … khuyến khích kỹ năng vận động, giải quyết vấn đề và cũng dạy bé về quan hệ nhân-quả.
- Đồ Chơi Đóng Vai (Role – Play Toys): Đồ chơi nấu bếp, bộ dụng cụ bác sĩ, bộ đồ chơi đánh golf, … là những đồ chơi tuyệt vời để dạy bé về cách thế giới vận hành (qua việc bắt chước các vai trò xã hội). Búp bê và những mô hình động vật cũng là những đồ chơi giáo dục rất tốt.
3. Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 3-5 Tuổi:
a. Về sự phát triển của bé và vai trò của đồ chơi trong giai đoạn này:
Ở lứa tuổi mầm non (3-5 tuổi), các bé hoàn toàn khám phá thế giới và các đồ vật bằng cả 5 giác quan của mình. Lúc này, các bé dùng đồ chơi hoặc các đồ vật cho những mục đích cụ thể.
Nhiều bé ở độ tuổi này nghĩ rằng mình có phép màu, có thể đánh bại những con “quái vật” để cứu thế giới, hoặc biến thành công chúa, nàng tiên. Thế giới xung quanh các bé sẽ biến thành sân khấu để các bé trình diễn. Các bé cũng có khao khát kết nối với bạn bè và bắt đầu được dạy cách chơi phối hợp, cho nhận và chia sẻ.
b. Danh sách các loại đồ chơi do Luddum giới thiệu (cho bé từ 3-5 tuổi):
Nghệ Thuật-Thủ Công (Arts-Crafts) | Khối Ghép-Xây Dựng (Blocks-Construction Sets) | Bộ Xếp Giấy (Puzzle) |
Sáp Dầu Deli An Toàn Cho Da | Lắp Ghép Nam Châm Phát Triển Trí Tuệ | Xếp Hình Mideer 6 Chủ Đề (Giấy Dày Dạn) |
Dưới 40,000 VNĐ | Dưới 220,000 VNĐ | Dưới 250,000 VNĐ |
XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM |
- Nghệ Thuật – Thủ Công (Arts & Crafts): Khi kỹ năng vận động tinh được cải thiện qua thời gian, những trò chơi như: cầm bút, vẽ tranh về các thành viên trong gia đình, dùng kéo cắt và dán sẽ giúp kích thích và phát triển sự hợp tác, óc sáng tạo, ý thức về sở thích và thế mạnh (cũng như trách nhiệm) của bản thân bé.
- Khối Ghép – Xây Dựng (Blocks & Construction Sets): Lắp ráp một tòa tháp (và học cách điều chỉnh để công trình không bị đổ ngã) sẽ khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề và phối hợp tay-mắt. Các bé ở tuổi mầm non thường sẽ dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra các công trình xây dựng, xe cộ, động vật, …
- Bộ Xếp Giấy (Puzzle): Loại đồ chơi xếp giấy Puzzle vô cùng tuyệt vời trong việc giúp các bé học về sự phối hợp, tư duy logic, kỹ năng vận động tinh và đặc biệt quan trọng là sự tưởng tượng về không gian tương đối giữa các vật thể.
4. Đồ Chơi Trí Tuệ Cho Bé Từ 6-10 Tuổi:
a. Về sự phát triển của bé và vai trò của đồ chơi trong giai đoạn này:
Trẻ em ở độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) đạt được mức phát triển về nhận thức vượt trội. Các bé về cơ bản đã hiểu về thế giới xung quanh và từ đây tiếp tục nâng cao những kỹ năng còn yếu ở giai đoạn trước đó, như: bắt 1 quả bóng hoặc tết tóc cho bạn.
Đây cũng là giai đoạn hình thành nên những sở thích và nuôi dưỡng tài năng của các bé. Nếu bé thích nghe kể chuyện, có thể bé sẽ lớn lên với tình yêu sách và việc đọc sách. Nếu bé thích nghe nhạc, bé có thể sẽ muốn học chơi piano về sau.
Về năng lực thể chất, bao gồm cả vận động thô và vận động tinh tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao. Các bé học cách lái xe đạp (2 bánh) hoặc ván trượt. Các hoạt động nghệ thuật, thủ công trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi các bé dành nhiều thời gian và sự tập trung cho chúng.
b. Danh sách các loại đồ chơi do Luddum giới thiệu (cho bé từ 6-10 tuổi):
Dây Nhảy (Jump Rope) | Thẻ Bài (Board Games) | Nhạc Cụ (Musical Instrument) | Đồ Chơi Khoa Học (Science Toys) |
Dây Nhảy Thể Dục (Tay Cầm Gỗ) | “Cướp Biển Bệnh Tật” Luyện Trí Nhớ & Suy Luận | Đàn Organ Có Micro (Đa Dạng Bài Hát) | Kính Hiển Vi Phóng Đại 1200 Lần |
Dưới 75,000 VNĐ | 175,000 VNĐ | Dưới 300,000 VNĐ | Dưới 160,000 VNĐ |
XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM | XEM SẢN PHẨM |
- Dây Nhảy (Jump Rope): Chơi nhảy dây với bạn cũng là 1 trò chơi tuyệt vời để dạy bé cách đợi đến lượt và phát triển tình bạn. Trò chơi này đặc biệt giúp phát triển kỹ năng vận động thô và giải quyết vấn đề.
- Thẻ Bài (Board Games): Những trò chơi dạng thẻ bài (card game) hoặc board game phức tạp hơn (như cờ vua, cờ tướng) là những trò chơi trí tuệ kinh điển giúp bé học về chiến lược, đợi lượt, những kỹ năng đàm phán và vui chơi công bằng. Bên cạnh đó, bé cũng được học về quản lý cảm xúc (vốn thường gắn liền với kết quả thắng – thua của trò chơi).
- Nhạc Cụ (Musical Instruments): Học chơi piano, organ, violin, guitar hoặc bất kỳ nhạc cụ nào khác luôn hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghe, vận động tinh và xây dựng khả năng tập trung.
- Đồ Chơi Khoa Học (Sciene Toys): Những bộ trò chơi khoa học về Hóa Học, Kính Lúp, Kính Viễn Vọng, … giúp bé rèn luyện năng lực khám phá và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đặc biệt, những đồ chơi này đặt nền móng quan trọng để bé nâng cao các kỹ năng về toán, khoa học và trí tưởng tượng.